Bơ Hass hiện đang chiếm lĩnh thị trường thế giới lên tới 80% về sản lượng bơ, là một trong những giống cây chủ chốt của Úc và mang lại doanh thu lên tới 1 tỷ USD/1 năm cho nông dân Mỹ.
Giống cây bơ Hass được được trồng rất nhiều Mỹ, Úc, New Zealand và nhiều nước trên thế giới. Vậy nhờ đâu mà giống bơ Hass được ưa chuộng đến vậy? Liệu đặc điểm sinh trưởng của giống bơ này có thích hợp với điều kiện phát triển ở địa phương không? Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về giống bơ này nhé!
Nguồn gốc cây bơ Hass.
Giống bơ Hass có nguồn gốc từ sự lai tạo giữa các giống cây khác nhau để cho ra một giống cây tốt, sức chống chịu cao và năng suất ổn định. Rudolph Hass đã tốn rất nhiều thời gian và công sức để lai tạo các giống với bơ với nhau để cho ra một loại giống độc nhất nhưng không một ai biết được cây giống mẹ của bơ Hass là gì. Tuy nhiên, giống bơ Hass đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1935 và được cả thế giới công nhận. Là một giống bơ nổi tiếng, đạt chất lượng tiêu chuẩn nên bơ Hass đã nắm giữ tới 80% tổng sản lượng bơ trên toàn thế giới.
Bơ Hass đã được một số trang trại bơ tại Việt Nam đưa về trồng thử nghiệm và bước đầu gạt hái được nhiều thành công. Cây có sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng quả không thua kém gì so với sản phẩm được nhập từ Úc.
Đặc điểm sinh trưởng của cây bơ Hass.
- Cây bơ Hass có thể sinh trưởng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tuy nhiên cây sẽ sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao hơn khi sống trong vùng không khí lạnh. Nếu sống trong vùng nhiệt đới thấp, nóng ẩm cây sẽ cho quả nhỏ và sản lượng thấp.
- Thuộc hoa nhóm A, hoa thường tung phấn vào 3 giờ chiều, sau đó đóng lại và hoa cái nhận phấn vào lúc 9 giờ sáng hôm sau.
- Kích thước quả nhỏ, trọng lượng quả chỉ khoảng 140 – 400g, những có chứa tới 20 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng kalo, chất béo và các chất béo bão hòa không no giúp làm đẹp da và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Năng suất trung bình đạt 100- 120 kg/cây
- Bơ Hass có vỏ dày và cứng, vỏ màu xanh đậm, da sần sùi. Khi chín vỏ quả sẽ chuyển dần sang màu tím. Sau khi chín có thể bảo quản tới 1 tháng mà chất lượng vẫn tươi ngon nên được chọn là giống bơ xuất khẩu hàng đầu.
- Tỉ lệ thịt quả đạt 70 – 72%, thịt quả có màu vàng kem, nhiều chất béo, bơ có vị thơm ngon như hạt dẻ. Hạt chắc và khít vào quả, nhưng dễ tách.
- Thời gian thu hoạch: Tháng 11 đến tháng 2. Đây là giống bơ chín muộn, có khả năng đậu trái cao và quả mang chất lượng tốt. Cây hoàn toàn có thể sinh trưởng mạnh ở Việt Nam ta và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Tại sao ngành công nghiệp bơ thế giới chỉ làm một vài giống như bơ hass?
Bởi vì họ cần có sự chuyên nghiệp. Tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị bơ họ đều không nói suông mà có nghiên cứu kỹ càng.
Ứng với một giống bơ, một khí hậu thì gốc ghép nào là tốt nhất? Họ sẽ thử nghiệm trên hàng trăm, hàng ngàn giống khác nhau trong nhiều năm để tìm ra gốc ghép tốt nhất.
Một giống bơ có đặc điểm phát triển về tán như thế nào? Tỉa cành, tạo tán như thế nào để có được năng suất tốt nhất và chi phí thấp nhất? Họ có hàng trăm công trình nghiên cứu khác nhau để tìm ra những thực tiễn tốt nhất.
Ứng với một giống bơ có những đặc điểm ra hoa, đậu quả như thế nào? Họ sẽ nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra đặc điểm và những điều kiện để giúp cây ra hoa đậu quả tốt nhất.
Quá trình phát triển của hoa, quả như thế nào, cần dinh dưỡng như thế nào để cho chất lượng tốt nhất, trong mỗi giai đoạn thường bị dịch hại nào tấn công (theo địa phương)? Họ sẽ nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra quy trình canh tác tốt nhất, đảm bảo an toàn và chất lượng cho trái.
Việc xử lý sau thu hoạch như đóng gói, làm chín, bảo quản… cũng được tối ưu theo từng giống bơ. Thay vì phải làm nhiều loại bao bì khác nhau (tương ứng kích thước, hình dáng trái) họ chỉ cần làm một (hoặc đôi ba loại) bao bì. Mỗi giống Bơ có nhiệt độ làm chín bảo quản tối ưu, và họ phải nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra nhiệt độ này.
Mỗi giống Bơ có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Bạn không thể nói chung chung là Bơ có giá trị dinh dưỡng cao. Bạn phải đem đi phân tích để ra bảng thành phần dinh dưỡng, rồi sử dụng bảng này để truyền thông cho người tiêu dùng. Trong lĩnh vực thực phẩm, đây là yếu tố cốt lõi để thể hiện giá trị của sản phẩm. Mỗi giống Bơ cũng có đặc điểm chín khác nhau. Người ta phải nghiên cứu kỹ những đặc điểm này để hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng cho phù hợp.
Mỗi bước trên chuỗi cung ứng Bơ đều phải nghiên cứu và thử nghiệm. Nếu có quá nhiều giống Bơ thì sẽ tốn rất nhiều chi phí, hoặc sẽ nghiên cứu và thử nghiệm không đủ sâu, không thuyết phục.
Nhiều giống bơ cũng làm cho người tiêu dùng khó lựa chọn vì mỗi giống có những đặc tính sử dụng khác nhau, trong khi người tiêu dùng luôn muốn sự đơn giản, dễ sử dụng.
#Bơhass #Bơxuấtkhẩu #câybơ
Viết bình luận