SÂU BỆNH HẠI GIAI ĐOẠN BÔNG-TRÁI. CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ

SÂU BỆNH HẠI GIAI ĐOẠN BÔNG-TRÁI. CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ

I. Một số loại sâu hại phổ biến trên bông

1. Sâu ăn bông

- Biểu hiện gây hại:

+ Sâu phát triển và gây hại mạnh khi bông được 15 - 20 ngày tuổi.

+ Sâu tấn công đa phần thấy ở vị trí cuốn và chum bông sâu đục có những đám phân đen đùn ra ngoài.

- Đặc trị:

+ Hoạt chất thuốc phòng trị sâu: Abamectin, Ema-mectin,…

+ Sử dụng dòng thuốc mát vì bông rất nhạy cảm dễ gây nám bông, giảm tỉ lệ phấn hoa.

2. Bọ cánh cứng

- Biểu hiện gây hại:

+ Bọ tấn công mọi giai đoạn của bông. Nhiều nhất lúc xổ nhuỵ tập trung.

+ Bọ gây hại vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, ban ngày bọ ẩn nấp dưới đất.

+ Bọ tấn công ở phần bông tạo nhiều vết thương hở (quan sát bọ tấn công rõ nhất vào sáng sớm hoặc chiều tối).

+ Bọ tấn công ăn phần bông chừa lại cuống bông.

- Đặc trị:

+ Phun trị khi bông bị bọ tấn công.

+ Hoạt chất phun trên lá: Cyperme-thrin, Imdachloprid,

lamda-cyhalothrin + thiamethoxam , carbosunfan , dimethoat... (phun sáng sớm 5 - 6 giờ hoặc chiều tối).

+ Hoạt chất tưới gốc: carbosunfan,… giúp tiêu diệt và làm mất

nới ẩn nấp của Bọ.

3. Rầy

- Biểu hiện gây hại:

+ Chích hút bông khi cây nhú mầm bông đến giai đoạn xổ nhụy.

+ Nhẹ thì làm bông nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên

lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

+ Nặng thì làm bông dần dần khô và rụng, dễ nhầm với triệu chứng do bệnh thán thư.

- Đặc trị:

+ Phun thuốc đặc trị khi thấy rầy xuất hiện gây hại bông.

+ Dùng thuốc có chứa hoạt chất đặc trị như : Imidaclorid 70%, Thimamethoxam 25% trở lên, Acetamirid 30% trở lên, Pymetrozine 50% trở lên, Triflumezopyrim 10% trở lên,...

4. Rệp sáp

- Biểu hiện gây hại:

+ Rệp sáp tấn công mạnh giai đoạn bông – xổ nhụy.

+ Trên bông: làm teo tóp cuống bông nếu tấn công ở cuống.

+ Tấn công ở bông làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.

- Đặc trị :

+ Phun thuốc đặc trị khi thấy rệp sáp xuất hiện gây hại bông.

+ Hoạt chất ĐẶC TRỊ rệp sáp: Cyperme-thrin, Fenobucarb, Spirotetramat …

 

5. Bọ trĩ

- Biểu hiện gây hại:

+ Bọ trĩ gây hại nặng trên bông chích hút bông và cuốn làm bị sần

xùi giảm tỉ lệ phấn hoa ảnh hưởng đến giai đoạn xổ nhuỵ thụ phấn.

+ Quan sát kỹ trên bông sẽ thấy bọ trĩ duy chuyển.

+ Bọ trĩ chích hút chất dinh dưỡng làm bông kém phát triển, biến

dạng và cháy đen cánh bông.

- Đặc trị:

+ Các hoạt chất trị bọ trĩ như: Thiame-thoxam, Dinotefu-ran, Spinetoram,…

6. Thán thư

- Biểu hiện gây hại:

+ Bệnh tấn công mọi giai đoạn của bông.

+ Bệnh tấn công mạnh khi thời tiết ẩm ướt, mưa, sương nhiều,…

+ Trên bông bệnh sẽ tạo những đóm đen trên bông tạo thành lõm

đen, bông bị khô và héo sau khi nấm tấn công, nghiêm trọng sẽ

rụng toàn bộ bông.

- Đặc trị:

+ Hoạt chất thuốc: Hexaconazole, Azoxytrobin + Difeconazole,…

+ Sử dụng các dòng thuốc mát tránh ảnh hưởng đến bông.

II. Một số loại bệnh hại phổ biến trên trái

1. Sâu đục trái

- Biểu hiện gây hại:

+ Ở mọi giai đoạn trên trái.

+ Những lỗ sâu đục đùn phân ra ngoài, vết thương tạo điều kiện

cho nấm thối trái Phytophthora tấn công.

- Đặc trị:

+ Tỉa trái tạo độ thông thoáng, tỉa bỏ trái bị sâu tấn công đem đi tiêu hủy.

+ Giai đoạn trái phun phòng ngừa bằng các hoạt chất: Abamectin, Ema-mectin.

+ Kết hợp rãi gốc bằng thuốc có hoạt chất: Carbosulfan,…

2. Rệp sáp

- Biểu hiện gây hại:

+ Rệp sáp tấn công mạnh giai đoạn sau xổ nhụy, trái non, rệp màu

trắng đeo bám hút chất dinh dưỡng trái.

+ Trên trái: làm teo tóp trái, trái bị biến dạng, lép hộc.

+ Rệp sáp tấn công mạnh làm trái dễ rụng.

+ Giai đoạn trái lớn rệp sáp tấn công tạo điều kiện nấm bồ hống tấn công làm mất phẩm chất trái.

- Đặc trị:

+ Phun thuốc đặc trị khi thấy rệp sáp xuất hiện gây hại bông.

+ Hoạt chất ĐẶC TRỊ rệp sáp: Cyper-methrin, Fenobu-carb, Spirotetra-mat …

+ Sử dụng dầu khoáng, bám dính hoặc nước rữa chén (50-70 ml

cho 200 lít nước) để tăng hiệu quả phòng trị.

3. Thối trái

- Biểu hiện gây hại:

+ Bệnh tấn công mạnh khi thời tiết ẩm độ cao, mưa, sương nhiều.

Những vườn thiếu ánh sáng, ẩm độ cao.

+ Vết bệnh là những đóm có màu nâu nhỏ sau đó lan rộng và có

màu xám đen, xuất hiện những tơ nấm trên vết bệnh.

+ Bệnh tấn công ở phần cuống trái, hông và đít trái. Thịt trái bị tấn công bị nhũng có mùi hôi chua.

- Đặc trị:

+ Sử dụng thuốc có hoạt chất: Difeno-conazole + Propi-conazole, Metal-axyl, Fosetyl aluminium.

+ Phun luân phiên gốc thuốc để tăng hiệu quả trị bệnh.

+ Những trái bị nặng mang đi tiêu hủy vì bệnh có tốc độ lây lan nhanh.

4. Phấn trắng

- Biểu hiện gây hại:

+ Bệnh tấn công mạnh khi thời tiết ẩm độ cao, mưa, sương nhiều,..

+ Trái non bị tấn công có một lớp phấn màu trắng xám bao phủ,

trái bị khô đen và rụng.

+ Giai đoạn trái lớn nấm tấn công làm cho gai trái bị khô và trái

kém phát triển.

- Đặc trị:

+ Có thể dùng thuốc có hoạt chất ngừa bệnh: Man-cozeb, Hexacon-azole,…

+ Bệnh nặng sử dụng các hoạt chất phun trị bệnh: Defenoconazole,

Propiconazole, Metalaxyl, Azoxystrobin + Difeno-conazole , Azox-ystrobin + Probi-conazole, gốc đồng,...

.....

Nông Dược Xanh - BVTV BỐN SƠN tự tin đem tới cho quý Khách Hàng những sản phẩm chất lượng nhất, cam kết chính hãng 100%💯

Tư vấn kỹ thuật: 0834047147

website: https://nongduocxanh.com

Youtube: https://www.youtube.com/@nongduocxanhtv

Đang xem: SÂU BỆNH HẠI GIAI ĐOẠN BÔNG-TRÁI. CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng